Theo các nhà khoa học, muỗi có thể nhận diện và theo dõi con mồi ở khoảng cách rất xa, lên đến chục km, tùy theo kích cỡ. Ở khoảng cách này, muỗi chỉ có thể nhận dạng con mồi thông qua mắt nhìn màu sắc, hình ảnh, trong số đó có ảnh hồng ngọai phát ra thân nhiệt (thermal images).
Muỗi thường ưu tiên tìm và đốt con mồi có thân nhiệt từ cao đến thấp. Chẳng hạn, chim chóc có thân nhiệt ở mức 42 độ C, sẽ bị đốt đầu tiên. Thân nhiệt 37 độ C của con người sẽ bị đốt sau các những thứ có nhiệt độ cao hơn.
Tận dụng đặc tính này, người dân có thể chế tạo bẫy muỗi tại nhà thông qua tấm thân nhiệt kết hợp với bã độc. Theo đó, các chế tạo bẫy muỗi này được Trần Phi – một học giả người Việt, công bố, đăng tải trên website của Hiệp hội Y khoa châu Âu.
Theo công bố, muỗi có khoảng 250 tỷ con mồi. Trong đó, 130 tỷ là chim chóc có thân nhiệt ở 42 độ C, sau đó là các loài sinh vật nóng khác có thân nhiệt 40 độ C. Con người chỉ chiếm 4% trong danh sách con mồi của muỗi. Con người có thể tận dụng yếu tố này để đặt một bẫy mô phỏng thân nhiệt 42 độ C trước nhà để thu hút muỗi, tránh nguy cơ bị đốt.
Muỗi không ăn mà chỉ dùng ống hút chất lỏng. Từ 2021, các nghiên cứu đã chỉ ra độ nóng và ẩm ướt là hai điều kiện cần và đủ để muỗi cái tìm đến đốt mồi. Do đó, nước ở 40 độ C kết hợp với bã độc là 5% boric acid đã đủ để tiêu diệt muỗi trong một khu vực có bán kính lên đến 100 m. Tuy nhiên, cách này có một khuyết điểm là ở 40 độ C, nước chứa độc bốc hơi rất nhanh. Để hạn chế sự bốc hơi, người dân có thể tận dụng miếng thân nhiệt ở 40,2 độ C, đặt cạnh bã độc để thu hút muỗi.
Các gia đình cũng có thể dùng thân nhiệt của chim để làm bẫy nhưng cần lấy lưới bao quanh lồng để ngắn muỗi đốt cho con vật và đặt bã độc bên ngoài lồng.
Ngoài ra, trong nghiên cứu được đăng tải, muỗi được cho là sẽ tìm đến nguồn nước uống ở gần với những vật thể phát ra ánh sáng xanh bởi vì phân tử nước phản chiếu quang tử (photon) xanh. Các gia đình cũng có thể đặt bã độc gần các nguồn phát ánh sáng xanh. Vào ban đêm, người dân có thể thay thế các vật thể màu xanh bằng đèn LED cùng màu để tạo hiệu quả suốt 24 tiếng.
Nghiên cứu khẳng định những cách này có thể tạo ra những khu vực không muỗi lên đến 1.250 m2. Nhà khoa học cũng lưu ý những cách trên giúp diệt muỗi bên ngoài ngôi nhà. Người dân cần chủ động diệt lăng quăng quanh không gian sống để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có đến 2.000.000 ca bệnh và 30.000 tử vong có liên quan đến muỗi.
Hoài Phương