Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Vụ nổ lớn nhất vũ trụ do siêu hố đen gây ra





Mô phỏng vụ nổ AT2021lwx. Ảnh: John A. Paice

Mô phỏng vụ nổ AT2021lwx. Ảnh: John A. Paice

Các nhà thiên văn học bắt gặp vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ. Vụ nổ mang tên AT2021lwx sáng gấp 10 lần bất kỳ siêu tân tinh nào, sự kiện xảy ra khi những ngôi sao khổng lồ chết. Trong khi siêu tân tinh chỉ kéo dài vài tháng, vụ nổ này tồn tại ít nhất 3 năm, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, Space hôm 11/5 đưa tin.

AT2021lwx cũng sáng hơn gấp 3 lần ánh sáng phát ra khi ngôi sao bị xé rách và nuốt chửng bởi hố đen siêu khối lượng trong “sự kiện gián đoạn thủy triều” (TDE). Vụ nổ ở cách Trái Đất khoảng 8 tỷ năm ánh sáng và xảy ra khi vũ trụ mới chỉ 6 tỷ năm tuổi.

AT2021lwx được phát hiện lần đầu tiên bởi cơ sở Zwicky Transient Facility ở California vào năm 2020, sau đó Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLÁ) ở Hawaii. Cả hai hệ thống đều được thiết kế để khảo sát sự kiện thiên văn trên bầu trời đêm thay đổi nhanh chóng về độ sáng theo thời gian. Thay đổi về độ sáng này có thể hé lộ một siêu tân tinh hoặc chớp tia gamma (GRB) sâu trong vũ trụ hay thứ gì đó gần hơn như sao chổi hoặc tiểu hành tinh. Dù được phát hiện bởi hai cơ sở cách đây 3 năm, quy mô và độ mạnh của vụ nổ AT2021lwx trước đây vẫn là điều bí ẩn.

Philip Wiseman, nhà nghiên cứu ở Đại học Southampton, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết “phần lớn vụ nổ siêu tân tinh và TDE chỉ kéo dài hai tháng trước khi mờ đi. Một thứ sáng hơn hai năm như vậy rất khác thường”.

Wiseman và cộng sự cho rằng AT2021lwx là kết quả của một hố đen tác động dữ dội tới đám mây khí với có khối lượng gấp hàng nghìn lần Mặt Trời. Trong quá trình, hố đen nuốt chửng những mảnh của đám mây khí, phát ra sóng xung kích vào cả tàn tích đám mây khí và đĩa bụi rộng hơn ở xung quanh, khiến chúng phát ra bức xạ điện từ. Sự kiện như vậy từng được chứng kiến trước đây nhưng rất hiếm.

Sau phát hiện sơ bộ, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm tra AT2021lwx, sử dụng vài kính viễn vọng khác nhau bao gồm Neil Gehrels, Kính viễn vọng mới ở Chile, Gran Telescopio Canarias ở La Palma, Tây Ban Nha. Tiếp đó, họ sẽ lấy quang phổ ánh sáng phát ra từ sự kiện và chia thành bước sóng cấu thành, đo ánh sáng được truyền và hấp thụ quanh sự kiện như thế nào. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu tính toán khoảng cách tới nguồn của AT2021lwx.

An Khang (Theo Space)

Leave a Comment

0.0/5