Vào một ngày nắng cách đây gần 80 năm, 5 chiếc máy bay của Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ ở Florida trong nhiệm vụ tập huấn định kỳ mang tên Flight 19, tuy nhiên không có ai nhìn thấy máy bay hay phi công nữa. Tam giác Bermuda Triangle là khu vực bao quanh bởi Miami, Bermuda, và Puerto Rico. Tuy chưa có số liệu thống kê, trong thập kỷ qua, nhiều con tàu và máy bay đã mất tích ở đây mà không lưu lại bất kỳ dấu vết nào, theo National Geographic.
Đặc điểm khác thường của khu vực này từng được ghi nhận trong quá khứ. Christopher Columbus từng mô tả trong nhật ký về những lần la bàn chỉ sai kỳ quặc trong khu vực. Nhưng vùng biển chưa có tên gọi mãi cho tới tháng 8/2021, khi Vincent Gaddis dùng thuật ngữ Tam giác Bermuda để nhắc tới sự biến mất của chuyến bay 19.
Nhiều giả thuyết kỳ quặc ra đời để giải thích những gì xảy ra với người gặp nạn. Sự biến mất của họ và phương tiện được quy cho quái vật biển, mực khổng lồ hoặc sinh vật ngoài hành tinh. Ngoài ra, người ngoài hành tinh bắt cóc, sự tồn tại của chiều không gian tạo bởi một loài chưa biết và hiện tượng “biển đầy hơi” do lượng lớn methane mắc kẹt đột ngột phun ra, cũng có thể là thủ phạm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thực tế bình thường hơn nhiều. Theo họ, đôi khi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, lỗi của con người, trình độ chế tạo hoặc thiết kế và sự xui xẻo có thể giúp lý giải nhiều trường hợp mất tích.
Sự biến mất của chuyến bay 19
Huyền thoại tam giác Bermuda sẽ mãi mãi gắn liền với chuyến bay định mệnh diễn ra hôm 5/12/1945. Chuyến bay 17 cất cánh từ trạm không quân hải quân Mỹ ở Fort Lauderdale, Florida. 5 máy bay TBM Avenger Torpedo Bombers chở 14 người cất cánh vào 14h10 cùng ngày và thực hiện nhiệm vụ tập huấn hàng hải định kỳ. Dưới sự chỉ huy của trung úy Charles Taylor, mục tiêu của họ là bay theo tuyến đường hình tam giác chia thành ba chặng và thực hành thả bom ở bãi san hô cạn Hen and Chickens.
Ở thời kỳ trước khi định vị vệ tinh trở thành công cụ dẫn đường phổ biến, Taylor bị lạc không lâu sau khi thả bom. Phi công bay trên mặt nước phải dựa vào la bàn và biết họ đang bay theo một phương hướng bao lâu, ở tốc độ nào. Cả hai la bàn trên máy bay của Talor đều bị trục trặc. Trao đổi liên lạc trong lúc bay chỉ ra ông không đeo đồng hồ và không có điểm mốc nào giữa đại dương.
Những chiếc máy bay bay theo một hướng rồi đổi hướng khác khi thời tiết dễ chịu ban ngày chuyển thành mưa bão vào buổi tối. Talor lên kế hoạch ngay khi mức nhiên liệu của máy bay đầu tiên giảm xuống dưới 381, cả 5 máy bay sẽ hạ cánh xuống biển. Avenger nổi tiếng là mẫu máy bay cực kỳ bền bỉ, được chế tạo giống xe tăng, theo Mark Evans, sử gia ở nhánh Lịch sử hàng không hải quân của Viện lịch sử hải quân. Chúng cũng rất nặng, có trọng lượng không tải hơn 4.535 kg. Khi hạ cánh, Avenger không lao xuống quá nhanh và mạnh.
Khả năng có người sống sót trên biển động rất mong manh. Tỷ lệ sống sót qua ban đêm trong nước lạnh càng thấp. Nhiều khả năng xác máy bay sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy biển. Tuy nhiên, trong cuộc tìm kiếm quy mô lớn trên biển và đất liền, nhà chức trách không tìm thấy xác phi công hay xác máy bay. Ngoài ra, một máy bay cứu hộ cũng biến mất cùng phi hành đoàn 13 người. Trong báo cáo cuối cùng của Hải quân, sự biến mất của chuyến bay 19 bị đổ lỗi cho phi công. Sau khi bị gia đình Taylor phản đối và vài lần xem xét lại, phán quyết đổi sang “nguyên nhân hoặc lý do chưa rõ ràng”.
Nấm mồ ở Đại Tây Dương
Tam giác Bermuda có một số đặc điểm khác thường. Đây là một trong hai nơi trên thế giới có phía bắc thực và phía bắc từ thẳng hàng, có thể khiến la bàn chỉ sai. Đây cũng là nơi sở hữu một số rãnh dưới nước sâu nhất thế giới. Xác phương tiện bị đắm có thể rơi xuống nấm mồ nước ở cách mặt biển vài kilomet. Phần lớn đáy biển ở tam giác Bermuda nằm ở độ sâu 5.791 m. Gần mũi phía nam tam giác, rãnh Puerto Rico ở độ sâu 8.229 m dưới mực nước biển.
Những bãi san hô cạn và rạn đá hiểm trở nằm dọc thềm lục địa. Dòng hải lưu mạnh chảy phía trên rạn đá thường tạo ra mối đe dọa cho người đi biển, theo lực lượng tuần duyên. Tiếp theo là thời tiết. Vấn đề lớn nhất ở khu vực đó là thường có bão, theo Dave Feit, trưởng phòng dự báo thời tiết trên biển ở Trung tâm dự báo biển của Cực quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ.
Dòng hải lưu Gulf Stream di chuyển dọc theo rìa phía tây tam giác có thể là một nguyên nhân. Gulf Stream giống như một con sông rộng 64 – 80 km bên trong đại dương, tuần hoàn ở bắc Đại Tây Dương. Nước ấm và dòng hải lưu tốc độ 3,7 – 7,4 km/h có thể tạo ra mô hình thời tiết dẫn tới những cơn sóng cao ngoài dự đoán. Nếu sóng cao 2,4 m bên ngoài Gulf Stream, nó có thể cao gấp 2 – 3 lần khi ở bên trong hải lưu. Thủy thủ đôi khi có thể nhận biết he Gulf Stream thống qua đám mây giông bên trên. Lực lượng tuần duyên cũng nhấn mạnh bão Caribe – Đại Tây Dương không thể dự đoán trước có khả năng tạo ra vòi rồng, gây thảm họa cho phi công và người đi biển.
An Khang (Theo National Geographic)