Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Dàn sao ‘Ngày xửa ngày xưa’ sau hơn 20 năm





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm

Nghệ sĩ Thành Lộc trong vai Cám của vở “Tấm Cám” – số đầu tiên thuộc series kịch “Ngày xửa ngày xưa” trên sân khấu Idecaf. Theo ông Huỳnh Anh Tuấn – giám đốc Idecaf, khi ra mắt tháng 6/2000, vở tạo cơn sốt “chưa từng thấy” với hàng chục nghìn lượt vé được bán ra. Thành Lộc là sức hút chính của tác phẩm khi thể hiện vai phản diện với lối diễn hài hước, biến hóa. Trích đoạn mẹ con Cám nhảy múa gọi cá bống bên giếng trở thành phân cảnh nổi tiếng của vở kịch thiếu nhi. Năm 2016, sân khấu dựng lại phiên bản mới với thời lượng dài hơn, hướng đến khán giả trưởng thành.

Sau thành công của “Tấm Cám”, Thành Lộc tiếp tục đảm nhận các phần tiếp theo, ghi dấu qua các vai Thần Nhẫn trong “Aladin và đủ thứ thần”, Cú mèo trong “Nữ thần Lee Kim Chi”, Ốc mượn hồn trong “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

Hữu Châu, Thành Lộc trong trích đoạn "Tấm Cám: Ngày xửa ngày xưa"

 
 

Hữu Châu, Thành Lộc trong trích đoạn “Tấm Cám: Ngày xửa ngày xưa”. Video: Idecaf





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 1

Ở tuổi 62, Thành Lộc miệt mài với vai trò diễn viên chính ở Idecaf. Thời gian qua, nghệ sĩ diễn các suất cuối của vở “12 bà mụ”, “Ngôi nhà không có đàn ông”, “Mưu bà Tú”. Trong phần mới nhất của “Ngày xửa ngày xưa” số 34 – “Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai”, anh đóng ác tiên Mắc Ma, dự kiến là vở cuối của anh ở sân khấu Idecaf. Ngoài đóng kịch, anh làm khách mời ở một số dự án điện ảnh, tham gia các buổi trò chuyện truyền cảm hứng làm nghề cho sinh viên, diễn viên trẻ.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 2

Nghệ sĩ Hữu Châu trong vai dì ghẻ của “Tấm Cám”. Đóng cùng Thành Lộc, diễn viên khắc họa một nhân vật ích kỷ, nhiều toan tính. Sau thành công của vở, Hữu Châu trở thành gương mặt không thể thiếu trong series kịch. Anh cũng ghi dấu trên sân khấu với loạt vở chính kịch lẫn hài kịch, như “Bí mật vườn Lệ Chi” (vai Nguyễn Trãi), “Dạ cổ hoài lang” (ông Năm), “Cậu đồng” (ông Phán).





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 3

Sau 40 năm theo nghề, Hữu Châu vẫn giữ nhiệt huyết với kịch nói. Thỉnh thoảng, anh được mời đóng các vai phụ trong phim điện ảnh, truyền hình như “Cô gái từ quá khứ” (2022), “Giấc mơ của mẹ” (2022), “Cua lại vợ bầu” (2019). Đầu tháng 5, anh đảm nhận vị trí đạo diễn vở “Ngày hội cái bang” của sân khấu Thế giới trẻ. Sắp tới, diễn viên tiếp tục tham gia “Ngày xửa ngày xưa” số 34.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 4

Thanh Thủy (trái, hàng đầu) bên Thành Lộc và các nghệ sĩ trong nhóm Líu Lo – chương trình kể chuyện cổ tích cho thiếu nhi – đầu thập niên 2000. Là một trong những gương mặt đầu tiên đóng “Ngày xửa ngày xưa”, chị được yêu thích với vai trò người dẫn chuyện, hoặc các vai phụ hiền lành, như “Nàng công chúa ngủ trong rừng” – Két Lala, “Dế Mèn phiêu lưu ký” – Bọ Xít Vợ, “Công chúa Chích Chòe” – Bà Tiên. Thanh Thủy cũng là diễn viên ăn khách của sân khấu Idecaf trong các vở cho khán giả trưởng thành, như “Cậu đồng”, “Cô chủ quán xinh đẹp”, “Cái tráp vàng”.

Thành Lộc kể sự ra đời của nhóm "Líu Lo" trên show "Ký ức vui vẻ" năm 2020

 
 

Thành Lộc kể sự ra đời của nhóm “Líu Lo” trên show “Ký ức vui vẻ” năm 2020. Video: Vie





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 5

Sau này, Thanh Thủy chủ yếu đóng phim truyền hình, thường được mời đóng dạng vai người mẹ, người bà có số phận truân chuyên, tính mẫu mực, thương con cháu. Gần đây, sau hơn 10 năm rời Idecaf, chị nhận lời trở lại với “Ngày xửa ngày xưa”, tái hợp nhóm Líu Lo gồm Thành Lộc, Bạch Long, Hoàng Trinh, Đình Toàn.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 6

Thời mới nổi, Hoàng Trinh tạo thiện cảm với nét đẹp dịu dàng, chuyên đóng những vai thôn nữ, công chúa. Trong “Ngày xửa ngày xưa”, chị được hâm mộ với loạt vở “Hoàng tử chăn lợn”, “Ông vua hóa cò”, “Bạch Tuyết với 7 chú lùn”.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 7

Hiện diễn viên 55 tuổi vẫn là một trong những gương mặt trụ cột của sân khấu Idecaf. Theo thời gian, vì tuổi tác, chị chuyển qua nhân vật hoàng hậu (“Cuộc phiêu lưu của Sinbad”), phụ nữ trung niên (“Ngôi nhà không có đàn ông”). Thỉnh thoảng, chị đảm nhận các vai phụ trên màn ảnh nhỏ, gần nhất là “Mặt trời mùa đông” – phát hồi tháng 3. Diễn viên từng nói sau nhiều năm, ra đường, chị vẫn được khán giả nhận ra, gọi là “cô mèo Li Li” trong nhóm kịch Líu Lo ngày nào.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 8

Mỹ Duyên lần đầu tham gia “Ngày xửa ngày xưa” năm 2003 với vai Lọ Lem trong vở cùng tên, từ đó đóng đinh với dạng vai công chúa. Vào nghề từ giữa thập niên 1990, chị gây chú ý với gương mặt ăn ảnh, vóc dáng nhỏ nhắn, thường được mời đóng chính diện như các thiếu nữ con nhà lành, hiền thục. Năm 2002, chị gây chú ý khi tham gia phim “Gái nhảy” của đạo diễn Lê Hoàng – tác phẩm đạt doanh thu 13 tỷ đồng, cao nhất của điện ảnh Việt lúc bấy giờ.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 9

Hiện tại, nhờ ngoại hình trẻ so với tuổi 51, Mỹ Duyên tiếp tục đảm nhận vai công chúa. Ở mảng phim truyền hình, nghệ sĩ chuộng các dạng nhân vật phản diện – như bà mẹ ích kỷ, thủ đoạn trong “Cây táo nở hoa”, “Duyên kiếp”.





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 10

Đình Toàn tham gia từ số đầu tiên. Ban đầu, anh chỉ diễn nhân vật quần chúng, như lính trong “Tấm Cám”. Dần dà, diễn viên được phát hiện tố chất, đóng các vai quan trọng, như Aladdin (“Aladdin và đủ thứ thần”), hoàng tử (“Cậu bé rừng xanh”), Thánh Gióng (“Phù Đổng Thiên Vương”).





Dàn sao Ngày xửa ngày xưa sau hơn 20 năm - 11

Những năm gần đây, Đình Toàn còn làm đạo diễn, góp phần quan trọng cho thành công của series. Anh ghi dấu trên màn ảnh nhỏ với các phim “Mùi ngò gai”, “Gia đình phép thuật”. Năm 2010, phim “Khát vọng Thăng Long” giúp Đình Toàn giành “Cánh diều vàng” cho Nam diễn viên chính xuất sắc.

Mai Nhật
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Leave a Comment

0.0/5