Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Trà My làm phim về nguồn gốc ngày Vu Lan

Trailer phim 'Mục Kiều Liên cứu độ mẫu thân'

 
 

Trailer phim “Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân”, phát sóng trên một số kênh truyền hình trong nửa cuối tháng 8. Video: Nhân vật cung cấp

Phim chuyển thể từ vở kịch cùng tên, nói về đạo hiếu qua việc tôn giả Mục Kiền Liên quyết tâm cứu mẹ. Tác phẩm hoàn thành trong 5 tháng, lấy bối cảnh nhiều vùng ở Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình.

Quản Trọng Phúc cho biết đọc nhiều tư liệu, giai thoại về nhân vật Mục Kiền Liên, đồng thời xin ý kiến các vị đại đức, thượng tọa suốt quá trình làm phim. Anh cho biết gặp khó khăn vì quay vào thời tiết nắng nóng, lớp hóa trang của các nghệ sĩ dễ trôi. Với bối cảnh địa ngục, êkíp phải vào trong hang động ở Ninh Bình. Mẹ anh – nghệ sĩ Trà My – bị thâm tím chân tay khi đóng vai bà Thanh Đề (mẹ Mục Kiền Liên) – bị gông cổ, tra tấn.

Diễn viên Trà My và con trai đôi lúc bất đồng ý kiến trên phim trường. Đóng một vai nhỏ, nghệ sĩ Chí Trung cho biết Trọng Phúc thường yêu cầu anh ra chất nghiêm túc, còn nghệ sĩ Trà My đề nghị anh pha chút hài hước để không khí bộ phim bớt căng thẳng. Vì thế, Chí Trung phải quay hai phương án cho nhà sản xuất và đạo diễn. Diễn viên Việt Bắc đóng Mục Kiền Liên, nghệ sĩ Tiến Đạt đóng Phật Tổ.





Nghệ sĩ Trà My (56 tuổi) bên con trai Trọng Phúc (23 tuổi). Trà My từng là diễn viên Đoàn Cải lương Thái Bình, sau này nổi tiếng với nhiều vai hài. Trọng Phúc đang học ngành đạo diễn tại Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nghệ sĩ Trà My (56 tuổi) bên con trai Trọng Phúc (23 tuổi). Trà My từng là diễn viên Đoàn Cải lương Thái Bình, sau này nổi tiếng với nhiều vai hài. Trọng Phúc đang học ngành đạo diễn tại Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nội dung xoay quanh Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Vì nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ, ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính “tham sân si” nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Đức Phật dạy Kiền Liên rằng một mình ông không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng 7, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau ba tháng tu tập) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.

Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó, ngoài ý nghĩa “mùa hiếu hạnh”, tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng “xá tội vong nhân”, tức là thời gian các vong hồn được thả tự do.

Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình. Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Hà Thu



Leave a Comment

0.0/5