Cơ duyên trồng nho đến với anh Trần Trung Trực vào năm 2018 khi xem video một gia đình ở quận 9, TP HCM có giàn nho xanh mát và những chùm quả lúc lỉu.
“Mê quá mà không có đất trồng như họ, nên tôi đành đưa lên mái”, anh Trực, 45 tuổi, kinh doanh phụ tùng xe máy, xe đạp chia sẻ.
Cơ duyên trồng nho đến với anh Trần Trung Trực vào năm 2018 khi xem video một gia đình ở quận 9, TP HCM có giàn nho xanh mát và những chùm quả lúc lỉu.
“Mê quá mà không có đất trồng như họ, nên tôi đành đưa lên mái”, anh Trực, 45 tuổi, kinh doanh phụ tùng xe máy, xe đạp chia sẻ.
Thời điểm đó gia đình anh mới dọn về nhà mới ở đường Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh được nửa năm. Nhà có hai mái dốc, ở giữa có một khoảng trống để tiện đi lại. Anh Trực làm khung sắt bao quanh toàn bộ mái nhà để đảm bảo an toàn.
Tổng diện tích trồng nho trên mái gần 200 m2, thêm 100 m2 ở ban công tầng 1, tầng 2 và trong nhà kính.
Thời điểm đó gia đình anh mới dọn về nhà mới ở đường Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh được nửa năm. Nhà có hai mái dốc, ở giữa có một khoảng trống để tiện đi lại. Anh Trực làm khung sắt bao quanh toàn bộ mái nhà để đảm bảo an toàn.
Tổng diện tích trồng nho trên mái gần 200 m2, thêm 100 m2 ở ban công tầng 1, tầng 2 và trong nhà kính.
Nho là loại rễ chùm, cần một lượng đất rất lớn, mỗi gốc phải trồng vào thùng phi. Ước tính tới nay anh Trực đã đưa 15-18 m3 đất lên các khu vực trồng.
“Những thùng phi đất khiến nhiều người đặt câu hỏi cho sự an toàn của ngôi nhà, song ngay từ lúc xây tôi đã làm móng rất kiên cố, chịu được tải trọng lớn”, chủ nhà chia sẻ.
Nho là loại rễ chùm, cần một lượng đất rất lớn, mỗi gốc phải trồng vào thùng phi. Ước tính tới nay anh Trực đã đưa 15-18 m3 đất lên các khu vực trồng.
“Những thùng phi đất khiến nhiều người đặt câu hỏi cho sự an toàn của ngôi nhà, song ngay từ lúc xây tôi đã làm móng rất kiên cố, chịu được tải trọng lớn”, chủ nhà chia sẻ.
Những ngày đầu mới trồng nho, anh Trực mua cây không tiếc tiền. Hai gốc đầu tiên là giống nho Ninh Thuận giá 1,5 triệu đồng. Dần dần anh biết được nguồn rẻ hơn. Song vì ham những giống nho quý, nên anh vẫn sẵn sàng trả tới 2 triệu đồng mua hai gốc nho Ruby Roman rễ trần hoặc những gốc nho sữa giá 400.000 đồng.
Chi phí mua cây lớn, nhưng thời gian đầu cây chết rất nhiều. Sau anh Trực rút ra kinh nghiệm cây nho sợ nước mưa, ưa nắng gió, thích hợp phát triển với kiểu thời tiết khô và nắng như vùng Ninh Thuận.
Những ngày đầu mới trồng nho, anh Trực mua cây không tiếc tiền. Hai gốc đầu tiên là giống nho Ninh Thuận giá 1,5 triệu đồng. Dần dần anh biết được nguồn rẻ hơn. Song vì ham những giống nho quý, nên anh vẫn sẵn sàng trả tới 2 triệu đồng mua hai gốc nho Ruby Roman rễ trần hoặc những gốc nho sữa giá 400.000 đồng.
Chi phí mua cây lớn, nhưng thời gian đầu cây chết rất nhiều. Sau anh Trực rút ra kinh nghiệm cây nho sợ nước mưa, ưa nắng gió, thích hợp phát triển với kiểu thời tiết khô và nắng như vùng Ninh Thuận.
Anh tự mày mò học hỏi từ tưới nước, bón phân, xử lý sâu bệnh, đến kỹ thuật cắt cành, chăm sóc cho ra bông.
Như cây nho hồng Nhật Bản, những năm đầu chưa có kiến thức anh cứ để bò tràn lan nên không đậu quả. Năm thứ ba, anh học được kỹ thuật ngắt đoạn khống chế sớm khi nó mới ra 7-8 lá.
“Khi nó nứt mầm lại tiếp tục ngắt đoạn thêm vài lần nữa để chất dinh dưỡng nuôi cành. Đến khi cành hóa gỗ mới ra bông và đậu trái”, anh chia sẻ.
Mỗi ngày hai lượt lên mái nhà, nhiều khi anh Trực còn phải leo lên chóp mái để chăm cây nên rất cực nhọc. Mỗi lần thu hoạch anh cũng phải nằm nghiêng, nằm ngửa lên mái để cắt quả, cảm giác như “vừa leo núi vừa hái nho”.
Anh tự mày mò học hỏi từ tưới nước, bón phân, xử lý sâu bệnh, đến kỹ thuật cắt cành, chăm sóc cho ra bông.
Như cây nho hồng Nhật Bản, những năm đầu chưa có kiến thức anh cứ để bò tràn lan nên không đậu quả. Năm thứ ba, anh học được kỹ thuật ngắt đoạn khống chế sớm khi nó mới ra 7-8 lá.
“Khi nó nứt mầm lại tiếp tục ngắt đoạn thêm vài lần nữa để chất dinh dưỡng nuôi cành. Đến khi cành hóa gỗ mới ra bông và đậu trái”, anh chia sẻ.
Mỗi ngày hai lượt lên mái nhà, nhiều khi anh Trực còn phải leo lên chóp mái để chăm cây nên rất cực nhọc. Mỗi lần thu hoạch anh cũng phải nằm nghiêng, nằm ngửa lên mái để cắt quả, cảm giác như “vừa leo núi vừa hái nho”.
Nhiều khi anh phải xem các video tiếng Anh, Nhật, Hàn, Nga để học kỹ thuật của họ. “Khó khăn nữa là đất ít mà nhiều cây nên thường xuyên phải cắt tỉa để tránh lan rộng. Để nuôi được nhiều giống nho và ra trái cùng một thời điểm rất khó, đòi hỏi phải thật đam mê”, ông chủ vườn chia sẻ.
Nhiều khi anh phải xem các video tiếng Anh, Nhật, Hàn, Nga để học kỹ thuật của họ. “Khó khăn nữa là đất ít mà nhiều cây nên thường xuyên phải cắt tỉa để tránh lan rộng. Để nuôi được nhiều giống nho và ra trái cùng một thời điểm rất khó, đòi hỏi phải thật đam mê”, ông chủ vườn chia sẻ.
Những vất vả tan biến hết trước những niềm vui mà khu vườn mang lại. Có lần bội thu nhất anh Trực cắt được 40 kg trái, ngoài ăn anh dành 20 kg ủ rượu.
Những vất vả tan biến hết trước những niềm vui mà khu vườn mang lại. Có lần bội thu nhất anh Trực cắt được 40 kg trái, ngoài ăn anh dành 20 kg ủ rượu.
Sau 5 năm trồng, trong vườn hiện có khoảng 100 gốc nho với 10 giống. Anh Trực bỏ đi một số giống không ngon để thay thế bằng nho xanh trái dài, nho hạ đen, nho kẹo, nho sữa, nho hồng nhật, nho bailey.
Trong hình (từ trái qua) là nho kẹo, hồng Nhật và hạ đen trên sân thượng nhà anh Trực.
Sau 5 năm trồng, trong vườn hiện có khoảng 100 gốc nho với 10 giống. Anh Trực bỏ đi một số giống không ngon để thay thế bằng nho xanh trái dài, nho hạ đen, nho kẹo, nho sữa, nho hồng nhật, nho bailey.
Trong hình (từ trái qua) là nho kẹo, hồng Nhật và hạ đen trên sân thượng nhà anh Trực.
5 năm nay, cứ từ cuối xuân đến đầu hè, gia đình được thu hoạch nho, mỗi năm số lượng một nhiều. Như năm nay, họ thu được tổng cộng khoảng 100 kg đủ các loại.
Tất cả nho chỉ để phục vụ cho vợ con ăn, ngâm rượu và biếu tặng.
5 năm nay, cứ từ cuối xuân đến đầu hè, gia đình được thu hoạch nho, mỗi năm số lượng một nhiều. Như năm nay, họ thu được tổng cộng khoảng 100 kg đủ các loại.
Tất cả nho chỉ để phục vụ cho vợ con ăn, ngâm rượu và biếu tặng.
Chị Hoàng Thị Vân, 39 tuổi, vợ anh Trực nói hạnh phúc vì được ăn những trái nho cho chính tay ông xã trồng, không có thuốc trừ sâu, chất bảo quản, ăn vào rất an tâm, đặc biệt nho ngọt thanh, rất thơm, càng ăn càng nghiện.
Trong số đó, chị và các con thích ăn nhất là nho kẹo ngọt ngào và thơm như kẹo; nho hạ đen không hạt rất ngọt, nho sữa béo mập.
Chị Hoàng Thị Vân, 39 tuổi, vợ anh Trực nói hạnh phúc vì được ăn những trái nho cho chính tay ông xã trồng, không có thuốc trừ sâu, chất bảo quản, ăn vào rất an tâm, đặc biệt nho ngọt thanh, rất thơm, càng ăn càng nghiện.
Trong số đó, chị và các con thích ăn nhất là nho kẹo ngọt ngào và thơm như kẹo; nho hạ đen không hạt rất ngọt, nho sữa béo mập.
Anh Trực cho biết, trong vườn cũng có loại nho Kyoho màu hồng cam, ngọt đậm, giòn và thơm vị đặc trưng của rượu sake. Đặc điểm của loại này là trái chín dễ rụng, khó vận chuyển nên ăn ngay tại vườn.
“Thích nhất là mùa quả chín bế con gái út lên vườn, cháu thích quả nào vặt tại chỗ cho cháu ăn quả đó”, ông bố ba con nói.
Anh Trực cho biết, trong vườn cũng có loại nho Kyoho màu hồng cam, ngọt đậm, giòn và thơm vị đặc trưng của rượu sake. Đặc điểm của loại này là trái chín dễ rụng, khó vận chuyển nên ăn ngay tại vườn.
“Thích nhất là mùa quả chín bế con gái út lên vườn, cháu thích quả nào vặt tại chỗ cho cháu ăn quả đó”, ông bố ba con nói.
Giàn nho trên mái đặc biệt của gia đình thường xuyên thu hút người tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Chị gái của anh Trực mỗi lần từ Mỹ về thích được lên vườn của em hái nho và chụp hình còn hơn cả đi du lịch.
Ông chủ vườn cho biết hiện tại các giống nho kẹo, nho xanh, nho hạ đen, nho ngón tay đã ra nhiều trái. Nho sữa Hàn Quốc mới trồng một năm nên sản lượng chưa nhiều. Anh hy vọng năm sẽ nhiều nho sữa và những trái Roby Roman, loại nho to như quả bóng bàn sẽ bói quả.
Điều anh Trực thấy tiếc nhất là đam mê trồng nho muộn quá. Nếu biết sớm hơn, chắc chắn anh sẽ không xây nhà biệt thự mà làm kiểu nhà phố, dành nguyên tầng thượng làm nhà kính để trồng.
“Kiến trúc sư và nhiều người tới chơi cứ bảo làm giàn nho che mái mất đi dáng nhà, nhưng mình lỡ mê trồng nho rồi thì công sức, tiền bạc còn không tiếc, tiếc gì cái mái”, anh nói.
Giàn nho trên mái đặc biệt của gia đình thường xuyên thu hút người tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Chị gái của anh Trực mỗi lần từ Mỹ về thích được lên vườn của em hái nho và chụp hình còn hơn cả đi du lịch.
Ông chủ vườn cho biết hiện tại các giống nho kẹo, nho xanh, nho hạ đen, nho ngón tay đã ra nhiều trái. Nho sữa Hàn Quốc mới trồng một năm nên sản lượng chưa nhiều. Anh hy vọng năm sẽ nhiều nho sữa và những trái Roby Roman, loại nho to như quả bóng bàn sẽ bói quả.
Điều anh Trực thấy tiếc nhất là đam mê trồng nho muộn quá. Nếu biết sớm hơn, chắc chắn anh sẽ không xây nhà biệt thự mà làm kiểu nhà phố, dành nguyên tầng thượng làm nhà kính để trồng.
“Kiến trúc sư và nhiều người tới chơi cứ bảo làm giàn nho che mái mất đi dáng nhà, nhưng mình lỡ mê trồng nho rồi thì công sức, tiền bạc còn không tiếc, tiếc gì cái mái”, anh nói.
Phan Dương
Ảnh: Nhân vật cung cấp