Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Phụ nữ Hàn Quốc sợ đàn ông

Sự gia tăng đột biến số vụ tấn công nữ giới tại Hàn Quốc đã tạo ra nỗi sợ cho nhiều người về cuộc sống bị rình rập, tấn công tình dục hoặc bị sát hại. Nhưng Han cho rằng không phải người đàn ông nào cũng hiểu được nỗi sợ này. Họ khẳng định “không phải tất cả nam giới đều như vậy” hoặc đổ lỗi cho chính nạn nhân.

Với Han, hẹn hò không còn là một phần trong quá trình theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Cô nhận ra điều này khi phát hiện những người đàn ông từng gặp gỡ và quen biết không hiểu được sự phân biệt đối xử và nỗi sợ hãi phụ nữ phải đối mặt ở Hàn Quốc.

Lee Bo Young, 33 tuổi, nhân viên văn phòng ở Seongnam, tỉnh Gyeonggi, cũng ngừng hẹn hò trong ba năm khi biết bản thân rất khó tìm được người đàn ông hiểu và ủng hộ bình đẳng giới.

“Tôi thấy họ bình đẳng, nhưng họ chỉ coi tôi là người khác giới, một đối tác tiềm năng để quan hệ tình dục và là sau này trở thành mẹ, thành vợ”, cô nói.

Người phụ nữ 33 tuổi cũng từng trao đổi với những người quen là nam giới về các bản tin, số liệu chứng minh số lượng tội phạm nhắm vào phụ nữ gia tăng. Nhưng cuối cùng cô nhận lại sự thờ ơ hoặc lời đáp “đàn ông cũng sợ”.





Hoa và những lời chia buồn được trưng bày tại nhà vệ sinh Ga Sindang của Tàu điện ngầm Seoul, nơi một nữ nhân viên tàu điện ngầm bị một đồng nghiệp nam đã theo dõi, quấy rối và sát hại, tháng 9/2022. Ảnh: Yonhap

Hoa và những lời chia buồn được trưng bày tại nhà vệ sinh Ga Sindang của Tàu điện ngầm Seoul, nơi một nữ nhân viên tàu điện ngầm bị một đồng nghiệp nam đã theo dõi, quấy rối và sát hại, tháng 9/2022. Ảnh: Yonhap

Báo cáo từ cảnh sát nước này cho thấy số lượng tội phạm nhắm vào phụ nữ đã tăng từ hơn 16.000 người năm 2007, lên hơn 28.000 người năm 2021. Con số thống kê từ năm 2011 đến năm 2020 cho thấy gần 87% nạn nhân của tội phạm bạo lực ở Hàn Quốc là phụ nữ.

“Tôi cảm thấy họ (nam giới) sẽ không thể hiểu và thông cảm cho nỗi sợ hãi của mình, nên rất khó có thể tạo được mối liên kết tình cảm với những người này”, Lee nói.

Cũng từ đây, cô ngừng tìm kiếm và từ chối rất nhiều lời mai mối.

Khảo sát của Gallup, công ty tư vấn và phân tích tại Mỹ, hôm 11/5 cho thấy hơn một nửa đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc chưa kết hôn ở độ tuổi 20-30 vì cảm thấy khó gần gũi. Chỉ khoảng 1/3 những người được hỏi chưa lập gia đình, nhưng đang trong mối quan hệ tình cảm.

Đáng chú ý, 56% nam giới được hỏi muốn được gặp gỡ, hẹn hò, nhưng chỉ 27% nữ giới có nhu cầu tương tự. 41% khác nói không muốn giao tiếp với đàn ông.

Nghiên cứu năm 2021 của giáo sư Youm Yoo Sik, khoa Xã hội học của Đại học Yonsei (Hàn Quốc), khoảng 1/3 người trưởng thành sống ở Seoul không quan hệ tình dục trong hơn một năm.

Khảo sát cho thấy đây chủ yếu là sự lựa chọn của nữ giới. Theo đó, 43% nữ giới trong cuộc khảo sát cho biết họ “thiếu hứng thú”. Còn về phía đàn ông lại là thiếu đối tác. Đáng chú ý, số người có quan hệ tình dục ở độ tuổi 20 chỉ tương đương số người ở độ tuổi 60.

Cuộc khảo sát với 1.000 người năm 2022 của Hiệp hội Dân số, Sức khỏe và Phúc lợi nước này cũng chỉ ra, khoảng 2/3 số người trong độ tuổi 19-34 không có mối quan hệ nào. Các yếu tố chính dẫn đến tình trạng kết hôn giảm là do chi phí nhà ở, sinh hoạt cao, khó khăn trong việc nuôi dạy con cái và sự căng thẳng gia tăng về vấn đề bất bình đẳng giới.

Gallup đã khảo sát 39 quốc gia với Mạng lưới nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN), kết quả cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ về vấn đề nhận thức bình đẳng giới tại Hàn Quốc lớn hơn hầu hết các quốc gia khác.

Số lượng các cuộc hôn nhân giảm không chỉ khiến các công ty mai mối gặp khó, mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh. Tổng tỷ suất sinh của nước này đang ở mức thấp kỷ lục từ năm 2022.

“Kể từ năm 2015, sự phân chia giới tính trong thế hệ trẻ ngày càng lớn và có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ hẹn hò cá nhân”, Choi Sun-Young, nhà nghiên cứu tại Viện Y tế và các vấn đề xã hội Hàn QUốc (KIHASA) nói.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, xu hướng hẹn hò và kết hôn không thể tránh khỏi các vấn đề về giới tính nên những quan điểm trái chiều giữa nam và nữ cần được xem xét để thu hẹp khoảng cách.





Nhiều phụ nữ đã từ bỏ hẹn hò, kết hôn vì khó tìm được người cảm thông được nỗi sợ của bản thân. Ảnh minh họa: Shutterstock

Nhiều phụ nữ đã từ bỏ hẹn hò, kết hôn vì khó tìm được người cảm thông được nỗi sợ của bản thân. Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo Lee, sự phân biệt giới tính ngày càng tăng là động lực thúc đẩy sự thành công của các bộ phim lãng mạn Hàn Quốc, bởi chỉ có hình tượng đàn ông trên truyền hình mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nữ giới.

Còn với Han, điều cô mong chờ là tìm được người đàn ông biết quan tâm, hiểu về bình đẳng giới. “Nhưng cơ hội chưa đến 10% và tôi không có ý định thỏa hiệp để có người yêu”, cô gái 30 tuổi, nói.

Minh Phương (Theo Koreatimes, Korea Bizwire)



Leave a Comment

0.0/5