Sau hơn một năm kể từ triển lãm “Miền không”, Trần Nhật Thăng trở lại với chùm tranh thể hiện nhận thức mới bên trong anh. Tính động – vốn là điểm đặc trưng trong những tác phẩm cũ – nay chuyển thành trạng thái tĩnh.
Triển lãm diễn ra từ ngày 19/5 đến 2/6 tại 38 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3, TP HCM.
Sau hơn một năm kể từ triển lãm “Miền không”, Trần Nhật Thăng trở lại với chùm tranh thể hiện nhận thức mới bên trong anh. Tính động – vốn là điểm đặc trưng trong những tác phẩm cũ – nay chuyển thành trạng thái tĩnh.
Triển lãm diễn ra từ ngày 19/5 đến 2/6 tại 38 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3, TP HCM.
Theo họa sĩ, sự phản tỉnh là một trong những yếu tố cốt lõi của quá trình quay vào bên trong. Khi đó, chủ thể trải qua sự tự đánh thức mình, chiêm nghiệm, đặt những câu hỏi, lùi về quan sát để soi xét những phản ứng đến từ nội tâm. Nhờ đó, họ trở về ánh sáng sau một quãng thời gian dài đắm chìm trong bóng tối.
Theo họa sĩ, sự phản tỉnh là một trong những yếu tố cốt lõi của quá trình quay vào bên trong. Khi đó, chủ thể trải qua sự tự đánh thức mình, chiêm nghiệm, đặt những câu hỏi, lùi về quan sát để soi xét những phản ứng đến từ nội tâm. Nhờ đó, họ trở về ánh sáng sau một quãng thời gian dài đắm chìm trong bóng tối.
Loạt tranh “Trong cái không có gì không” thể hiện sự phản tỉnh qua hình ảnh nhà sư lặng mình trong bão táp, Phật dưới gốc cây Bồ Đề, Phật nằm yên ắng, Bồ Tát lắng nghe thanh âm, con thuyền trôi giữa dòng sông.
Loạt tranh “Trong cái không có gì không” thể hiện sự phản tỉnh qua hình ảnh nhà sư lặng mình trong bão táp, Phật dưới gốc cây Bồ Đề, Phật nằm yên ắng, Bồ Tát lắng nghe thanh âm, con thuyền trôi giữa dòng sông.
Trần Nhật Thăng cho biết bút cọ là động, không gian là tĩnh, vì thế chúng tạo ra cái nhìn chuyển động nhưng tâm tác phẩm lại sâu và tĩnh.
Trần Nhật Thăng cho biết bút cọ là động, không gian là tĩnh, vì thế chúng tạo ra cái nhìn chuyển động nhưng tâm tác phẩm lại sâu và tĩnh.
Cách đây hơn một năm, các nét vẽ trong tranh của Trần Nhật Thăng thường nhanh, uyển chuyển như dòng chảy. Trong bộ tranh này, sự uyển chuyển vẫn xuất hiện nhưng nhiều phần chậm lắng hơn. “Tôi men sâu vào khoảng không gian bên trong và để không gian ấy thôi thúc cho những chuyển động. Không còn quá vồ vập, không còn quá gấp gáp, không còn quá ào ạt”, họa sĩ nói.
Cách đây hơn một năm, các nét vẽ trong tranh của Trần Nhật Thăng thường nhanh, uyển chuyển như dòng chảy. Trong bộ tranh này, sự uyển chuyển vẫn xuất hiện nhưng nhiều phần chậm lắng hơn. “Tôi men sâu vào khoảng không gian bên trong và để không gian ấy thôi thúc cho những chuyển động. Không còn quá vồ vập, không còn quá gấp gáp, không còn quá ào ạt”, họa sĩ nói.
Dù dùng màu acrylic làm chủ đạo, họa sĩ vẫn thích phối trộn một số chất liệu khác trên vải bố để tạo ra nét lạ.
Dù dùng màu acrylic làm chủ đạo, họa sĩ vẫn thích phối trộn một số chất liệu khác trên vải bố để tạo ra nét lạ.
Không gian là điều Trần Nhật Thăng chú trọng nhất trong loạt tranh này. Nó chiếm một phần rộng lớn và bao trùm lên những con người xuất hiện trong đó.
Không gian là điều Trần Nhật Thăng chú trọng nhất trong loạt tranh này. Nó chiếm một phần rộng lớn và bao trùm lên những con người xuất hiện trong đó.
Nhiều năm qua, Trần Nhật Thăng theo đuổi tranh trừu tượng. Anh quan niệm thành công của nghệ sĩ không phải là nổi tiếng, bán được tranh, có xe hơi, nhà lầu mà là trưởng thành về nhận thức. “Có những giai đoạn không bán được tranh, phải đi vay mượn, tôi nghĩ đó cũng là điều quý và không thể khác được. Rất khó để có thể vừa muốn tự do vẽ, muốn tu thân lại muốn có ôtô để đi. Như thế quá tham lam rồi”, anh nói.
Nhiều năm qua, Trần Nhật Thăng theo đuổi tranh trừu tượng. Anh quan niệm thành công của nghệ sĩ không phải là nổi tiếng, bán được tranh, có xe hơi, nhà lầu mà là trưởng thành về nhận thức. “Có những giai đoạn không bán được tranh, phải đi vay mượn, tôi nghĩ đó cũng là điều quý và không thể khác được. Rất khó để có thể vừa muốn tự do vẽ, muốn tu thân lại muốn có ôtô để đi. Như thế quá tham lam rồi”, anh nói.
Họa sĩ cho biết khi nuôi dưỡng được cảm xúc, anh sẽ thể hiện rất trôi chảy. “Đó là lý do có đêm tôi vẽ được 10 bức, vẽ xuyên đêm và không ngừng nghỉ”, Trần Nhật Thăng nói.
Họa sĩ cho biết khi nuôi dưỡng được cảm xúc, anh sẽ thể hiện rất trôi chảy. “Đó là lý do có đêm tôi vẽ được 10 bức, vẽ xuyên đêm và không ngừng nghỉ”, Trần Nhật Thăng nói.
Họa sĩ Trần Nhật Thăng là con trai đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng Trần Văn Thủy, nhưng anh không nối nghiệp cha mà chọn con đường riêng. Trần Nhật Thăng là một trong số ít nhân vật thuộc giới mỹ thuật kiên trì với thể loại tranh trừu tượng suốt hơn 20 năm qua.
Năm 1996, khi vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Trần Nhật Thăng tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Một mình”. Từ đó đến nay, họa sĩ đã có 13 triển lãm cá nhân.
Họa sĩ Trần Nhật Thăng là con trai đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng Trần Văn Thủy, nhưng anh không nối nghiệp cha mà chọn con đường riêng. Trần Nhật Thăng là một trong số ít nhân vật thuộc giới mỹ thuật kiên trì với thể loại tranh trừu tượng suốt hơn 20 năm qua.
Năm 1996, khi vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Trần Nhật Thăng tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Một mình”. Từ đó đến nay, họa sĩ đã có 13 triển lãm cá nhân.
Giang Huy