Người biểu tình tập trung trên đường phố thủ đô Dhaka ngày 5/8, sau khi nghe tin Thủ tướng Sheikh Hasina đã lên trực thăng quân sự rời khỏi đất nước.
Bà Hasina, người đã nắm quyền liên tục 15 năm qua ở Bangladesh, từ chức sau phong trào biểu tình sục sôi của sinh viên, thanh niên, những người phản đối chế độ tuyển dụng viên chức mà họ cho là quá ưu tiên cho các nhóm đặc quyền, phớt lờ quyền lợi của người dân bình thường.
Người biểu tình tập trung trên đường phố thủ đô Dhaka ngày 5/8, sau khi nghe tin Thủ tướng Sheikh Hasina đã lên trực thăng quân sự rời khỏi đất nước.
Bà Hasina, người đã nắm quyền liên tục 15 năm qua ở Bangladesh, từ chức sau phong trào biểu tình sục sôi của sinh viên, thanh niên, những người phản đối chế độ tuyển dụng viên chức mà họ cho là quá ưu tiên cho các nhóm đặc quyền, phớt lờ quyền lợi của người dân bình thường.
Người dân ném lốp cao su cháy ra đường phố trong cuộc biểu tình yêu cầu Thủ tướng Hasina từ chức.
Các cuộc biểu tình nổ ra từ đầu tháng 7 và tăng nhiệt khi Thủ tướng Hasina yêu cầu lực lượng an ninh mạnh tay trấn áp. Bà Hasina tuyên bố thiết quân luật từ 20/7, huy động quân đội vào thủ đô Dhaka và cho phép nổ súng dẹp bạo loạn. Gần 300 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng vũ trang, đẩy sự phẫn nộ lên cao.
Người dân ném lốp cao su cháy ra đường phố trong cuộc biểu tình yêu cầu Thủ tướng Hasina từ chức.
Các cuộc biểu tình nổ ra từ đầu tháng 7 và tăng nhiệt khi Thủ tướng Hasina yêu cầu lực lượng an ninh mạnh tay trấn áp. Bà Hasina tuyên bố thiết quân luật từ 20/7, huy động quân đội vào thủ đô Dhaka và cho phép nổ súng dẹp bạo loạn. Gần 300 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng vũ trang, đẩy sự phẫn nộ lên cao.
Trực thăng quân sự được cho là chở bà Hasina rời khỏi đất nước chiều 5/8. Các nguồn tin cho hay quân đội Bangladesh đã cho bà Hasina 45 phút để ra đi, tuyên bố họ sẽ không ngăn cản người biểu tình tràn vào Phủ Thủ tướng.
Đám đông sau đó xông vào Phủ Thủ tướng phóng hỏa, lấy đồ đạc, thậm chí mang cá tươi khỏi tủ lạnh. Trong ảnh là người biểu tình cầm chiếc khăn sari lấy từ nhà bà Hasina mang đi diễu hành khắp đường phố Dhaka.
Đám đông sau đó xông vào Phủ Thủ tướng phóng hỏa, lấy đồ đạc, thậm chí mang cá tươi khỏi tủ lạnh. Trong ảnh là người biểu tình cầm chiếc khăn sari lấy từ nhà bà Hasina mang đi diễu hành khắp đường phố Dhaka.
Người biểu tình hô vang khẩu hiệu chúc mừng, đốt pháo khói trên đường phố Dhaka khi quân đội Bangladesh tuyên bố tiếp quản chính quyền.
Trước đó, những người biểu tình kêu gọi người dân “bất tuân” chính phủ của Thủ tướng Hasina, đề nghị mọi người không nộp thuế, không nộp tiền điện nước, không đi làm.
Người biểu tình hô vang khẩu hiệu chúc mừng, đốt pháo khói trên đường phố Dhaka khi quân đội Bangladesh tuyên bố tiếp quản chính quyền.
Trước đó, những người biểu tình kêu gọi người dân “bất tuân” chính phủ của Thủ tướng Hasina, đề nghị mọi người không nộp thuế, không nộp tiền điện nước, không đi làm.
Đám đông phấn khích công kênh một binh sĩ lên vai.
Sau khi bà Hasina rời Bangladesh, Tư lệnh quân đội Waker-uz-Zamam tuyên bố đang nắm quyền kiểm soát và binh sĩ đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng bất ổn gia tăng.
Sau cuộc họp với quân đội và các phe phái đối lập, Tổng thống Mohammed Shahabuddin tuyên bố sẽ giải tán quốc hội và thành lập chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Đám đông phấn khích công kênh một binh sĩ lên vai.
Sau khi bà Hasina rời Bangladesh, Tư lệnh quân đội Waker-uz-Zamam tuyên bố đang nắm quyền kiểm soát và binh sĩ đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng bất ổn gia tăng.
Sau cuộc họp với quân đội và các phe phái đối lập, Tổng thống Mohammed Shahabuddin tuyên bố sẽ giải tán quốc hội và thành lập chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Một chốt canh gác của lực lượng an ninh Bangladesh trên đường phố Dhaka.
Những người biểu tình sử dụng mọi phương tiện, từ xe tải, xe máy, tới xe ba gác, tràn ra đường phố Dhaka bày tỏ niềm vui sau khi bà Hasina từ chức.
Sairaj Salekin, một sinh viên tham gia biểu tình trên đường phố Dhaka, bày tỏ “đây là hồi kết” cho chế độ mà bà Hasina đã tạo ra.
Những người biểu tình sử dụng mọi phương tiện, từ xe tải, xe máy, tới xe ba gác, tràn ra đường phố Dhaka bày tỏ niềm vui sau khi bà Hasina từ chức.
Sairaj Salekin, một sinh viên tham gia biểu tình trên đường phố Dhaka, bày tỏ “đây là hồi kết” cho chế độ mà bà Hasina đã tạo ra.
Họ tụ tập bên ngoài tòa nhà quốc hội để chơi bóng đá, nghỉ ngơi, thậm chí bơi lội trong hồ nước gần đó.
Họ tụ tập bên ngoài tòa nhà quốc hội để chơi bóng đá, nghỉ ngơi, thậm chí bơi lội trong hồ nước gần đó.
Đám đông biểu tình tập trung trên quảng trường trước tòa nhà quốc hội Bangladesh.
Tướng Waker-uz-Zamam trấn an người dân, cam kết khôi phục trật tự, đồng thời mở điều tra cuộc đàn áp khiến hàng trăm người chết kể từ giữa tháng 7.
“Hãy tin tưởng quân đội. Chúng tôi sẽ điều tra mọi vụ chết người và trừng phạt kẻ phải chịu trách nhiệm”, ông nói.
Đám đông biểu tình tập trung trên quảng trường trước tòa nhà quốc hội Bangladesh.
Tướng Waker-uz-Zamam trấn an người dân, cam kết khôi phục trật tự, đồng thời mở điều tra cuộc đàn áp khiến hàng trăm người chết kể từ giữa tháng 7.
“Hãy tin tưởng quân đội. Chúng tôi sẽ điều tra mọi vụ chết người và trừng phạt kẻ phải chịu trách nhiệm”, ông nói.
Cảnh sát chĩa súng vào người biểu tình có hành vi quá khích trong giờ giới nghiêm ở Dhaka sau khi bà Hasina từ chức.
Bangladesh là quốc gia Nam Á, đông dân thứ 8 thế giới với gần 170 triệu người. Tình trạng thất nghiệp ở thanh niên và phụ nữ Bangladesh đang gia tăng. Gần 32 triệu người trẻ không có việc làm hoặc không học hành.
Bangladesh từng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ vào ngành may mặc nhưng hiện lâm vào cảnh trì trệ. Lạm phát dao động quanh mức 10% mỗi năm.
Cảnh sát chĩa súng vào người biểu tình có hành vi quá khích trong giờ giới nghiêm ở Dhaka sau khi bà Hasina từ chức.
Bangladesh là quốc gia Nam Á, đông dân thứ 8 thế giới với gần 170 triệu người. Tình trạng thất nghiệp ở thanh niên và phụ nữ Bangladesh đang gia tăng. Gần 32 triệu người trẻ không có việc làm hoặc không học hành.
Bangladesh từng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ vào ngành may mặc nhưng hiện lâm vào cảnh trì trệ. Lạm phát dao động quanh mức 10% mỗi năm.
Ảnh: AP