Thúy Vi hôn lên chiếc HC vàng nội dung hỗn hợp kiếm thuật – thương thuật nữ, trong lễ trao giải tại nhà thi đấu Chroy Changvar trưa 11/5.
Cô không xa lạ với vinh quang ở SEA Games, ASIAD và giải các vô địch thế giới. Nhưng chiếc huy chương lần này là phần thưởng, thành tựu đặc biệt với nữ võ sĩ sinh ngày 11/5/1993, vì nó đến đúng dịp sinh nhật thứ 30.
Thúy Vi hôn lên chiếc HC vàng nội dung hỗn hợp kiếm thuật – thương thuật nữ, trong lễ trao giải tại nhà thi đấu Chroy Changvar trưa 11/5.
Cô không xa lạ với vinh quang ở SEA Games, ASIAD và giải các vô địch thế giới. Nhưng chiếc huy chương lần này là phần thưởng, thành tựu đặc biệt với nữ võ sĩ sinh ngày 11/5/1993, vì nó đến đúng dịp sinh nhật thứ 30.
“Tôi lần đầu đoạt HC vàng SEA Games tại Nay Pyi Taw, Myanmar cách đây 10 năm, khi 20 tuổi. Thật đặc biệt khi sau 10 năm, vẫn tại đấu trường SEA Games, tôi lại giành HC vàng và đứng ở đây hôm nay”, Thúy Vi nói.
“Tôi lần đầu đoạt HC vàng SEA Games tại Nay Pyi Taw, Myanmar cách đây 10 năm, khi 20 tuổi. Thật đặc biệt khi sau 10 năm, vẫn tại đấu trường SEA Games, tôi lại giành HC vàng và đứng ở đây hôm nay”, Thúy Vi nói.
Khác với các kỳ trước, môn wushu của SEA Games 32 năm nay gộp hai nội dung thương thuật và kiếm thuật để tính một bộ huy chương. Thay đổi điều lệ này được xem là thách thức cho các đoàn, các võ sĩ tham gia.
Khác với các kỳ trước, môn wushu của SEA Games 32 năm nay gộp hai nội dung thương thuật và kiếm thuật để tính một bộ huy chương. Thay đổi điều lệ này được xem là thách thức cho các đoàn, các võ sĩ tham gia.
Nhưng Thúy Vi quan niệm “khó người, khó ta”. Hoa khôi của đội wushu Việt Nam xác định chỉ cần tự tin thể hiện tốt nhất những động tác, bài quyền quen thuộc, kết quả tích cực sẽ đến. Trong ảnh là khoảnh khắc Thúy Vi thực hiện chuẩn xác pha bật nhảy trong bài kiếm thuật.
Nhưng Thúy Vi quan niệm “khó người, khó ta”. Hoa khôi của đội wushu Việt Nam xác định chỉ cần tự tin thể hiện tốt nhất những động tác, bài quyền quen thuộc, kết quả tích cực sẽ đến. Trong ảnh là khoảnh khắc Thúy Vi thực hiện chuẩn xác pha bật nhảy trong bài kiếm thuật.
Cô chinh phục các trọng tài và khán giả có mặt tại nhà thi đấu bằng những động tác bay lộn người có độ khó cao…
Cô chinh phục các trọng tài và khán giả có mặt tại nhà thi đấu bằng những động tác bay lộn người có độ khó cao…
… rồi tiếp đất với thần thái bình tĩnh, sắc sảo trong bài kiếm thuật.
Đây là SEA Games thứ sáu của Thúy Vi. Cộng thêm hàng loạt giải trong và ngoài nước đã góp mặt, võ sĩ người Hà Nội luôn giữ được cái đầu lạnh trong mọi hoàn cảnh, áp lực. Bài thi kiếm thuật của Thúy Vi được các trọng tài chấm 9,623 điểm, cao nhất trong 5 võ sĩ dự thi.
… rồi tiếp đất với thần thái bình tĩnh, sắc sảo trong bài kiếm thuật.
Đây là SEA Games thứ sáu của Thúy Vi. Cộng thêm hàng loạt giải trong và ngoài nước đã góp mặt, võ sĩ người Hà Nội luôn giữ được cái đầu lạnh trong mọi hoàn cảnh, áp lực. Bài thi kiếm thuật của Thúy Vi được các trọng tài chấm 9,623 điểm, cao nhất trong 5 võ sĩ dự thi.
Sang phần thương thuật, Thúy Vi tiếp tục thể hiện trình độ vượt trội để nhận điểm 9,606 – cao nhất trong phần thi này. Tính tổng điểm, võ sĩ vừa tròn 30 tuổi được 19,229 điểm, giành HC vàng.
Sang phần thương thuật, Thúy Vi tiếp tục thể hiện trình độ vượt trội để nhận điểm 9,606 – cao nhất trong phần thi này. Tính tổng điểm, võ sĩ vừa tròn 30 tuổi được 19,229 điểm, giành HC vàng.
Thúy Vi chào cờ trong lễ trao huy chương.
Khi được hỏi về điều ước nhân ngày sinh nhật, Thúy Vi từ chối tiết lộ với lý do “muốn giữ điều ước riêng cho bản thân, và tin rằng làm như thế thì điều ước sẽ sớm thành hiện thực”.
Sinh ngày 11/5/1993 trong một gia đình nhà võ có bố tập Thiếu Lâm, còn mẹ là võ sĩ Vịnh Xuân, Thúy Vi sớm bén duyên với võ thuật từ 7 tuổi.
Sau khi trưởng thành qua các giải trẻ, cô bắt đầu thi đấu đỉnh cao năm 17 tuổi. Trong lần đầu dự SEA Games tại Indonesia năm 2011, Thúy Vi đoạt HC đồng. Nhưng từ các kỳ đại hội sau, cô liên tục đoạt HC vàng, với một tại Myanmar 2013, một tại Singapore 2015, hai tại Malaysia 2017, hai tại Hà Nội 2022 và một tại Campuchia lần này. Mạch tham dự và thành tích của Thúy Vi ở SEA Games bị ngắt quảng năm 2019, khi nước chủ nhà Philippines không tổ chức các nội dung sở trường của cô.
Thúy Vi chào cờ trong lễ trao huy chương.
Khi được hỏi về điều ước nhân ngày sinh nhật, Thúy Vi từ chối tiết lộ với lý do “muốn giữ điều ước riêng cho bản thân, và tin rằng làm như thế thì điều ước sẽ sớm thành hiện thực”.
Sinh ngày 11/5/1993 trong một gia đình nhà võ có bố tập Thiếu Lâm, còn mẹ là võ sĩ Vịnh Xuân, Thúy Vi sớm bén duyên với võ thuật từ 7 tuổi.
Sau khi trưởng thành qua các giải trẻ, cô bắt đầu thi đấu đỉnh cao năm 17 tuổi. Trong lần đầu dự SEA Games tại Indonesia năm 2011, Thúy Vi đoạt HC đồng. Nhưng từ các kỳ đại hội sau, cô liên tục đoạt HC vàng, với một tại Myanmar 2013, một tại Singapore 2015, hai tại Malaysia 2017, hai tại Hà Nội 2022 và một tại Campuchia lần này. Mạch tham dự và thành tích của Thúy Vi ở SEA Games bị ngắt quảng năm 2019, khi nước chủ nhà Philippines không tổ chức các nội dung sở trường của cô.
Thúy Vi nhí nhảnh khi chụp ảnh lưu niệm với võ sĩ Myanmar nhận HC bạc Sandy Oo (trái) và võ sĩ Malaysia nhận HC đồng Pang Pui Yee (phải). Có năm võ sĩ thi chung kết nội dung hỗn hợp kiếm thuật – thương thuật. Sau top 3 là đồng đội của Thúy Vi, võ sĩ sinh năm 2000 lần đầu dự SEA Games Nguyễn Thị Hiền, và võ sĩ Indonesia Nandhira Mauriskha.
Ở SEA Games 32, Thúy Vi vẫn còn thi đấu ở nội dung trường quyền và cũng được kỳ vọng tranh chấp huy chương.
Thúy Vi nhí nhảnh khi chụp ảnh lưu niệm với võ sĩ Myanmar nhận HC bạc Sandy Oo (trái) và võ sĩ Malaysia nhận HC đồng Pang Pui Yee (phải). Có năm võ sĩ thi chung kết nội dung hỗn hợp kiếm thuật – thương thuật. Sau top 3 là đồng đội của Thúy Vi, võ sĩ sinh năm 2000 lần đầu dự SEA Games Nguyễn Thị Hiền, và võ sĩ Indonesia Nandhira Mauriskha.
Ở SEA Games 32, Thúy Vi vẫn còn thi đấu ở nội dung trường quyền và cũng được kỳ vọng tranh chấp huy chương.
Màn trình diễn giành HC vàng của Thúy Vi sáng 11/5.
Lâm Thỏa (từ Phnom Penh)