Bảo tàng tư nhân ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước tọa lạc trên đường Trường Sa, ngay dưới chân di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia Ngũ Hành Sơn, mở cửa 20 ngày qua, là điểm đến mới cho người dân, du khách đến với Đà Nẵng.
Bảo tàng tư nhân ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước tọa lạc trên đường Trường Sa, ngay dưới chân di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia Ngũ Hành Sơn, mở cửa 20 ngày qua, là điểm đến mới cho người dân, du khách đến với Đà Nẵng.
Ngay cổng vào bảo tàng là những chiếc cối đá, cối xay gạo gắn với thời nghèo khó của nhiều gia đình. Đây cũng là những dụng cụ đầu tiên được người thợ làng đá Non Nước làm phục vụ nhu cầu đời sống.
Ngay cổng vào bảo tàng là những chiếc cối đá, cối xay gạo gắn với thời nghèo khó của nhiều gia đình. Đây cũng là những dụng cụ đầu tiên được người thợ làng đá Non Nước làm phục vụ nhu cầu đời sống.
Du khách sẽ được xem trình chiếu video khoảng 3 phút để có kiến thức nền về làng đá mỹ nghệ ra đời từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
Du khách sẽ được xem trình chiếu video khoảng 3 phút để có kiến thức nền về làng đá mỹ nghệ ra đời từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
Điểm tham quan đầu tiên là không gian trưng bày những dụng cụ của nghề rèn. Người thợ làm đá khi xưa trước phải trải qua khoảng 4 tháng học và làm nghề thợ rèn để có thể sáng tạo ra những chiếc đục phù hợp với mục đích chế tác từng tác phẩm đá mỹ nghệ.
Điểm tham quan đầu tiên là không gian trưng bày những dụng cụ của nghề rèn. Người thợ làm đá khi xưa trước phải trải qua khoảng 4 tháng học và làm nghề thợ rèn để có thể sáng tạo ra những chiếc đục phù hợp với mục đích chế tác từng tác phẩm đá mỹ nghệ.
Những dụng cụ đục đá với nhiều kích thước, hình dáng nhằm tạo ra đường nét, họa tiết trên tác phẩm được sưu tầm từ nhiều cơ sở chế tác lâu đời.
Những dụng cụ đục đá với nhiều kích thước, hình dáng nhằm tạo ra đường nét, họa tiết trên tác phẩm được sưu tầm từ nhiều cơ sở chế tác lâu đời.
Vào thời kỳ sơ khai của làng đá mỹ nghệ, người thợ phải xẻ đá bằng cưa tay, khoan tay. Phía trên tảng đá cần cưa đặt một chum nước để nước rỉ xuống, làm giảm nhiệt và độ bào mòn lưỡi cưa. Có khi phải mất nhiều ngày, nhiều lần thợ mài lại lưỡi cưa mới có thể xẻ được một tảng đá.
Vào thời kỳ sơ khai của làng đá mỹ nghệ, người thợ phải xẻ đá bằng cưa tay, khoan tay. Phía trên tảng đá cần cưa đặt một chum nước để nước rỉ xuống, làm giảm nhiệt và độ bào mòn lưỡi cưa. Có khi phải mất nhiều ngày, nhiều lần thợ mài lại lưỡi cưa mới có thể xẻ được một tảng đá.
Những chiếc vòng tay thời sơ khai, khi phải dùng tay vận hành hệ thống khoan lõi đá và dùng đá mài, mài từ các cạnh vuông thành tròn. Việc chế tác tác phẩm đá thủ công thường mất nhiều ngày.
Những chiếc vòng tay thời sơ khai, khi phải dùng tay vận hành hệ thống khoan lõi đá và dùng đá mài, mài từ các cạnh vuông thành tròn. Việc chế tác tác phẩm đá thủ công thường mất nhiều ngày.
Giám đốc bảo tàng Lê Văn Hòa, 47 tuổi, bên tác phẩm tượng Phật ngồi do mình chế tác năm 14 tuổi. Ông Hòa học nghề từ nghệ nhân Nguyễn Sang nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về lại quê hương, ông Hòa đã rời bỏ nghề đá mỹ nghệ vì thấy máy móc dần thay thế cho việc chế tác thủ công.
“Mười năm qua, tôi dùng tiền tích góp để mua lại những tác phẩm, dụng cụ chế tác đá bằng tay để trưng bày với mong muốn lưu trữ, bảo tồn, góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể tại danh thắng Ngũ Hành Sơn”, ông Hòa nói.
Giám đốc bảo tàng Lê Văn Hòa, 47 tuổi, bên tác phẩm tượng Phật ngồi do mình chế tác năm 14 tuổi. Ông Hòa học nghề từ nghệ nhân Nguyễn Sang nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về lại quê hương, ông Hòa đã rời bỏ nghề đá mỹ nghệ vì thấy máy móc dần thay thế cho việc chế tác thủ công.
“Mười năm qua, tôi dùng tiền tích góp để mua lại những tác phẩm, dụng cụ chế tác đá bằng tay để trưng bày với mong muốn lưu trữ, bảo tồn, góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể tại danh thắng Ngũ Hành Sơn”, ông Hòa nói.
Cặp cá chim của nghệ nhân Lê Văn Kít trưng bày tại bảo tàng, được đánh giá là đẹp nhất trong số tác phẩm tạo dáng về động vật ở Non Nước. Đây là một trong nhiều tác phẩm của bảo tàng được đăng ký di vật quốc gia.
Cặp cá chim của nghệ nhân Lê Văn Kít trưng bày tại bảo tàng, được đánh giá là đẹp nhất trong số tác phẩm tạo dáng về động vật ở Non Nước. Đây là một trong nhiều tác phẩm của bảo tàng được đăng ký di vật quốc gia.
Ông Hoà còn sưu tầm được nhiều neo tàu thuyền bằng đá do người thợ Non Nước chế tác. Đây là neo tàu thuyền phổ biến ở vùng biển trước khi có neo sắt.
Ông Hoà còn sưu tầm được nhiều neo tàu thuyền bằng đá do người thợ Non Nước chế tác. Đây là neo tàu thuyền phổ biến ở vùng biển trước khi có neo sắt.
Xung quanh không gian bảo tàng được trưng bày các tác phẩm Chămpa, do người thợ Non Nước chế tác theo khuôn mẫu xưa, với hình khối nổi bật.
Xung quanh không gian bảo tàng được trưng bày các tác phẩm Chămpa, do người thợ Non Nước chế tác theo khuôn mẫu xưa, với hình khối nổi bật.
Tại bảo tàng, ông Hòa dày công nghiên cứu, làm các chứng thư chất liệu đá quý dùng để chế tác đá mỹ nghệ, đồ lưu niệm; hướng dẫn cách nhận biết để người dân và du khách khi đến xem sẽ có kiến thức nhất định về đá quý, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tại bảo tàng, ông Hòa dày công nghiên cứu, làm các chứng thư chất liệu đá quý dùng để chế tác đá mỹ nghệ, đồ lưu niệm; hướng dẫn cách nhận biết để người dân và du khách khi đến xem sẽ có kiến thức nhất định về đá quý, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Không gian trưng bày của bảo tàng rộng 700 m2, với hai tầng. Mỗi lần có khách tham quan, ông Hòa nhiệt tình giới thiệu từng tác phẩm để làm nổi bật kỹ nghệ làng nghề và nét tài hoa của người thợ.
Nghề đá Non Nước – Ngũ Hành Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Làng nghề đang có khoảng 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh các tác phẩm tượng, đồ lưu niệm.
Không gian trưng bày của bảo tàng rộng 700 m2, với hai tầng. Mỗi lần có khách tham quan, ông Hòa nhiệt tình giới thiệu từng tác phẩm để làm nổi bật kỹ nghệ làng nghề và nét tài hoa của người thợ.
Nghề đá Non Nước – Ngũ Hành Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Làng nghề đang có khoảng 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh các tác phẩm tượng, đồ lưu niệm.
Nguyễn Đông