7h30 tại đoạn kênh Nhiêu Lộc, đoạn từ cầu Công Lý đến cầu Lê Văn Sĩ, 9 đội ghe ngo đến từ TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Kiên Giang và Bình Phước bắt đầu tranh tài.
Đây là lần đầu thành phố tổ chức đua ghe ngo, hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày lễ 30/4, Tết Chôl Chnăm Thmay của dân tộc Khmer, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Đua nghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ và hội đua ghe ngo luôn là sự kiện hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc.
7h30 tại đoạn kênh Nhiêu Lộc, đoạn từ cầu Công Lý đến cầu Lê Văn Sĩ, 9 đội ghe ngo đến từ TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Kiên Giang và Bình Phước bắt đầu tranh tài.
Đây là lần đầu thành phố tổ chức đua ghe ngo, hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày lễ 30/4, Tết Chôl Chnăm Thmay của dân tộc Khmer, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Đua nghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ và hội đua ghe ngo luôn là sự kiện hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc.
9 đội chia thành 4 lượt thi đấu, trong đó có một lượt với ba đội tranh tài để chọn ra hai cặp vào bán kết. Các đội ghe ngo tranh đấu trong đoạn kênh dài 500 m, rộng khoảng 25 m.
9 đội chia thành 4 lượt thi đấu, trong đó có một lượt với ba đội tranh tài để chọn ra hai cặp vào bán kết. Các đội ghe ngo tranh đấu trong đoạn kênh dài 500 m, rộng khoảng 25 m.
Hai đội vào chung kết Khlang Mương (áo xanh) và Thôn Dôn (đều của tỉnh Kiên Giang) tranh tài quyết liệt. Hai ghe Ngo liên tục áp sát nhau trên đường đua.
Kết quả đội Khlang Mương cán vạch đích, chỉ cách đội thứ hai khoảng nửa mét.
Hai đội vào chung kết Khlang Mương (áo xanh) và Thôn Dôn (đều của tỉnh Kiên Giang) tranh tài quyết liệt. Hai ghe Ngo liên tục áp sát nhau trên đường đua.
Kết quả đội Khlang Mương cán vạch đích, chỉ cách đội thứ hai khoảng nửa mét.
Thành viên của đội Khlang Mương ăn mừng chiến thắng, liên tục vẫy tay chào khán giả khi về đến đích.
Thành viên của đội Khlang Mương ăn mừng chiến thắng, liên tục vẫy tay chào khán giả khi về đến đích.
Mỗi trận thi đấu kéo dài trong khoảng 5 phút. Các đội ghe ngo đều thể hiện khí thế hừng hực với mong muốn chiến thắng.
Mỗi trận thi đấu kéo dài trong khoảng 5 phút. Các đội ghe ngo đều thể hiện khí thế hừng hực với mong muốn chiến thắng.
Một đội khác ăn mừng khi giành chiến thắng để vào vòng bán kết.
Gần nửa cây số hai bờ kênh Nhiêu Lộc đông đúc khán giả đứng san sát bờ theo dõi đua ghe Ngo, lần đầu tổ chức ở TP HCM. “Tôi biết lễ hội này trong một dịp về miền Tây du lịch, nay mới có dịp được coi trực tiếp ở ngay cạnh nhà mình. Các chiếc ghe tranh tài sôi nổi và rất dễ thương”, chị Vân Anh cho biết.
Gần nửa cây số hai bờ kênh Nhiêu Lộc đông đúc khán giả đứng san sát bờ theo dõi đua ghe Ngo, lần đầu tổ chức ở TP HCM. “Tôi biết lễ hội này trong một dịp về miền Tây du lịch, nay mới có dịp được coi trực tiếp ở ngay cạnh nhà mình. Các chiếc ghe tranh tài sôi nổi và rất dễ thương”, chị Vân Anh cho biết.
Một vận động viên đứng trên ghe cổ vũ các đội đua tranh tài.
Anh Li Đa, dân tộc Khmer (quê Trà Vinh) từ Bình Dương đến cổ vũ đua ghe. “Từ ngày đi làm công nhân xa nhà, tôi không còn được xem ghe ngo nữa. Nay biết Sài Gòn có hoạt động này nên hai vợ chồng đi từ sáng sớm”, người đàn ông 40 tuổi cho biết.
Anh Li Đa, dân tộc Khmer (quê Trà Vinh) từ Bình Dương đến cổ vũ đua ghe. “Từ ngày đi làm công nhân xa nhà, tôi không còn được xem ghe ngo nữa. Nay biết Sài Gòn có hoạt động này nên hai vợ chồng đi từ sáng sớm”, người đàn ông 40 tuổi cho biết.
Trong chặng đua, hai đội quận 3 và Svay (Tây Ninh) xảy ra sự cố lật ghe.
Lễ hội đua ghe ngo nhằm góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ.
Người dân TP HCM lần đầu xe đua ghe ngo. Video: Công Khang
Quỳnh Trần – Thanh Tùng