Khu Tây Hồ Tây cách trung tâm Ba Đình khoảng 4,5 km, giáp với Hồ Tây ở phía đông và công viên Hòa Bình ở phía tây; kết nối thuận lợi đến vành đai 3, 2 và các tuyến tàu điện ngầm số 2, số 4 trong tương lai. Diện tích quy hoạch khoảng 35 ha, tại quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm.
Khu Tây Hồ Tây cách trung tâm Ba Đình khoảng 4,5 km, giáp với Hồ Tây ở phía đông và công viên Hòa Bình ở phía tây; kết nối thuận lợi đến vành đai 3, 2 và các tuyến tàu điện ngầm số 2, số 4 trong tương lai. Diện tích quy hoạch khoảng 35 ha, tại quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm.
Theo quy hoạch cảnh quan, điểm nhấn kiến trúc của khu Tây Hồ Tây là cụm công trình kết nối với Hồ Tây tạo nên tổ hợp ấn tượng cho không gian đô thị. Các trụ sở có hình khối kiến trúc thống nhất, cao 12-25 tầng; các khối công cộng phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6-24 tầng về phía bắc và phía nam gắn với hai trục đường đô thị. Tổng diện tích sàn xây dựng hơn 435.000 m2.
Theo quy hoạch cảnh quan, điểm nhấn kiến trúc của khu Tây Hồ Tây là cụm công trình kết nối với Hồ Tây tạo nên tổ hợp ấn tượng cho không gian đô thị. Các trụ sở có hình khối kiến trúc thống nhất, cao 12-25 tầng; các khối công cộng phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6-24 tầng về phía bắc và phía nam gắn với hai trục đường đô thị. Tổng diện tích sàn xây dựng hơn 435.000 m2.
Khu Tây Hồ Tây dự kiến là nơi đặt trụ sở 12 bộ ngành, trong đó có các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và một số cơ quan khác.
Vị trí mới của từng bộ ngành sẽ được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo nhu cầu, khả năng đầu tư. Các bộ ngành có nhu cầu cấp thiết sẽ xây dựng trước trên một số lô đất.
Khu Tây Hồ Tây dự kiến là nơi đặt trụ sở 12 bộ ngành, trong đó có các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và một số cơ quan khác.
Vị trí mới của từng bộ ngành sẽ được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo nhu cầu, khả năng đầu tư. Các bộ ngành có nhu cầu cấp thiết sẽ xây dựng trước trên một số lô đất.
Các trụ sở được thiết kế hiện đại và theo hướng mở với nhiều cây xanh. Khu Tây Hồ Tây sẽ là nơi làm việc của khoảng 14.000 cán bộ, công chức trong tương lai.
Các trụ sở được thiết kế hiện đại và theo hướng mở với nhiều cây xanh. Khu Tây Hồ Tây sẽ là nơi làm việc của khoảng 14.000 cán bộ, công chức trong tương lai.
Trục không gian mở đi giữa lô đất, kết nối từ đông sang tây được tổ chức gồm tuyến nước mềm mại, có lối đi bộ rộng mở hai bên với các công trình dịch vụ công cộng phục vụ cán bộ, khách đến làm việc và người dân trong khu vực. Buổi tối, các tuyến phố được tổ chức sinh động phục vụ chung cho cộng đồng.
Trục không gian mở đi giữa lô đất, kết nối từ đông sang tây được tổ chức gồm tuyến nước mềm mại, có lối đi bộ rộng mở hai bên với các công trình dịch vụ công cộng phục vụ cán bộ, khách đến làm việc và người dân trong khu vực. Buổi tối, các tuyến phố được tổ chức sinh động phục vụ chung cho cộng đồng.
Nhiều công trình kiến trúc sẽ tạo nên tổ hợp sinh động, có nhịp điệu, có khoảng trống cho cây xanh và có mối liên hệ với các công trình kiến trúc lân cận. Sự kết nối về hình khối, mặt đứng công trình, phong cách kiến trúc chung sẽ tạo nên tổ hợp hài hòa với mật độ xây dựng khoảng 40% trên lô đất và mật độ gộp khoảng 20%.
Nhiều công trình kiến trúc sẽ tạo nên tổ hợp sinh động, có nhịp điệu, có khoảng trống cho cây xanh và có mối liên hệ với các công trình kiến trúc lân cận. Sự kết nối về hình khối, mặt đứng công trình, phong cách kiến trúc chung sẽ tạo nên tổ hợp hài hòa với mật độ xây dựng khoảng 40% trên lô đất và mật độ gộp khoảng 20%.
Cảnh quan tầng mái được thiết kế như một khu rừng nhỏ. Không gian giữa các tòa nhà được bố trí mở, với trục mặt nước, cây xanh, bên cạnh là đường dạo bộ.
Cảnh quan tầng mái được thiết kế như một khu rừng nhỏ. Không gian giữa các tòa nhà được bố trí mở, với trục mặt nước, cây xanh, bên cạnh là đường dạo bộ.
Dọc theo trụ sở bộ ngành là các quảng trường như Văn hóa, Dân chủ, Gia đình, là nơi cư dân đến thư giãn, vui chơi giải trí. Đất cây xanh, công viên, đường dạo, mặt nước chiếm 34% khu quy hoạch.
Dọc theo trụ sở bộ ngành là các quảng trường như Văn hóa, Dân chủ, Gia đình, là nơi cư dân đến thư giãn, vui chơi giải trí. Đất cây xanh, công viên, đường dạo, mặt nước chiếm 34% khu quy hoạch.
Khu vực sẽ được bố trí tối đa hệ thống cây xanh sân vườn kết hợp với trục mặt nước để tạo cảnh quan và môi trường sinh thái chung. Hệ thống cảnh quan này là điểm nhấn quan trọng cho khu trụ sở các bộ ngành và là hình ảnh của đô thị Tây Hồ Tây trong tương lai.
Theo lộ trình, từ năm 2023 đến 2025, các cơ quan sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, trụ sở, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; từ 2026 đến 2030 sẽ xây dựng, hoàn thành trụ sở một số cơ quan có nhu cầu cấp thiết di dời; từ 2031 đến 2035 xây dựng trụ sở các bộ ngành còn lại và công trình công cộng.
Khu vực sẽ được bố trí tối đa hệ thống cây xanh sân vườn kết hợp với trục mặt nước để tạo cảnh quan và môi trường sinh thái chung. Hệ thống cảnh quan này là điểm nhấn quan trọng cho khu trụ sở các bộ ngành và là hình ảnh của đô thị Tây Hồ Tây trong tương lai.
Theo lộ trình, từ năm 2023 đến 2025, các cơ quan sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, trụ sở, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; từ 2026 đến 2030 sẽ xây dựng, hoàn thành trụ sở một số cơ quan có nhu cầu cấp thiết di dời; từ 2031 đến 2035 xây dựng trụ sở các bộ ngành còn lại và công trình công cộng.
Ảnh: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành – Bộ Xây dựng
- Trụ sở mới của các bộ ngành được quy hoạch thế nào
- Thủ tướng phê duyệt trụ sở mới của 36 bộ, ngành
- Đề xuất di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra tây Hồ Tây và Mễ Trì
Đoàn Loan